Từ lâu cơm tâm được biết đến là món ăn dân dã mang đậm chất hương vị Sài Gòn. Món cơm tấm với hương vị thơm ngon và giá thành phải chăng chính vì thế đây luôn là món ăn được nhiều người lựa chọn. Do đó ý tưởng mở quán cơm tâm đang càng trở nên hấp dẫn và tiềm năng hơn. Để giúp cho việc kinh doanh này được thành công bạn hãy tham khảo những kinh nghiệm mở quán sau đây.
Mở quán cơm tấm cần bao nhiêu vốn?
Mở quán cơm tấm liệu có phải sự lựa chọn sinh lời? Có lẽ đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Cơm tấm chính là món ăn ngon được nhiều người yêu thích. Do đó việc kinh doanh món ăn này không chỉ đem đến thu nhập ổn định mà còn có thêm nhiều tiềm năng phát triển hơn.
Với số vốn đầu từ để mở quán cơm tấm sẽ thường dao động từ 50 – 70 triệu đồng. Số tiền này đã bao gồm cả các chi phí về thuê mặt bằng, mua sắm các thiết bị bếp như tủ đông, tủ mát, đồ dùng nhà bếp và nhập nguyên vật liệu ban đầu.

Giá bán trung bình của một suất cơm tấm hiện nay dao động từ 25.000 – 30.000 đồng. Nếu như mỗi ngày bán được 100 suất cơm thì doanh thu ước tính sẽ là 2.500.000 – 3.000.000 đồng. Sau khi đã trừ đi các chi phí như nhân công, nguyên vật liệu, điện nước, gas,…Lợi nhuận bạn thu về được sẽ dao động từ 1.000.000 – 1.500.000 đồng. Có thể nói đây là số lời khá lý tưởng không phải công việc nào cũng có thể kiếm được trong 1 ngày.
Kinh nghiệm mở quán cơm tấm thu hút nhiều khách hàng
Mở quán cơm tấm luôn đông khách và đạt được doanh thu như mong muốn thì việc nghiên cứu kỹ lưỡng và lên kế hoạch cụ thể đóng vai trò quan trọng. Sau đây là những kinh nghiệm khi mở quán cơm tấm mà bạn không thể bỏ qua.

Nghiên cứu cụ thể về thị trường
Trước khi mở quán cơm tấm bạn cần dành nhiều thời gian để có thể nghiên cứu về thị trường hàng ăn đặc biệt là món ăn cơm tấm tại khu vực bạn kinh doanh. Phân tích về đối thủ cạnh tranh bằng cách là khảo sát các quán cơm trên địa bàn và đưa ra đánh giá về điểm mạnh và điểm yếu của họ. Từ đó mà có thể chắt lọc được điểm tốt để có thể điều chỉnh, khắc phục để cải thiện cho quán mình.
Xác định đúng đối tượng khách hàng tìm hiểu về sở thích, nhu cầu của khách hàng. Xây dựng nên mục tiêu về thực đơn cũng như dịch vụ để phục vụ tốt hơn. Đồng thời phân tích thị hiếu theo dõi xu hướng ẩm thực hiện nay và tìm hiểu chung về các món ăn độc lạ, phù hợp để kết hợp vào thực đơn của quán.
Xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết
Mở quán cơm tấm có kế hoạch chi tiết sẽ giúp bạn định hướng được mục tiêu rõ ràng, phân bố được nguồn lực và dự trù được rủi ro.
- Xác định rõ được doanh thu của quán đạt được là bao nhiêu và có mở rộng thêm chi nhánh hay không,…
- Lập nên bảng dự toán chi tiết cho từng hạng mục như: thuê mặt bằng, mua sắm thiết bị, nhân công, nguyên liệu,…
- Xây dựng nên chiến lược marketing một cách hiệu quả để có thể quảng bá thương hiệu đến với khách hàng.

Lựa chọn vị trí đắc địa
Lựa chọn vị trí mở quán cơm tấm cũng ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của quán. Theo đó bạn nên ưu tiên chọn những khu vực đông dân cư hoặc văn phòng, trường học hay các khu công nghiệp,…Điều này giúp đảm bảo địa điểm dễ tìm và nằm ở vị trí mặt tiền.
Đầu tư trang thiết bị chế biến và cơ sở vật chất để phục vụ khách hàng
Nhằm đảm bảo chất lượng món ăn cũng như sự hài lòng của khách hàng. Việc đầu tư về cơ sở vật chất và trang thiết bị là điều quan trọng, cần thiết. Khi lựa chọn mặt bằng tốt và trang trí quán phù hợp với đối tượng khách hàng mà bạn hướng tới. Không gian của quán thiết kế sạch sẽ, gọn gàng để tạo cảm giác thoải mái cho thực khách đến thưởng thức.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần trang bị đầy đủ thiết bị như tủ nấu cơm công nghiệp, bếp gas công nghiệp, nồi nấu,…Thiết kế thi công bếp công nghiệp tủ hấp cơm sẽ giúp cho hạt cơm chín đều, hạt cơm luôn tơi xốp, giúp hương vị luôn thơm ngon.

Xây dựng thực đơn phù hợp với đối tượng khách hàng
Mở quán cơm tấm cần xây dựng nên thực đơn phù hợp, đa dạng các món ăn để tạo nên điểm nhấn. Bên cạnh đó các món ăn truyền thống như sườn trứng, sườn bì chả thì bạn có thể sáng tạo thêm các món ăn khác để thu hút khách hàng hơn. Ngoài ra việc thay đổi các loại rau ăn kèm cũng là cách giúp bạn làm mới thực đơn mỗi ngày.
Như vậy nội dung bài viết trên đã giúp bạn lên kế hoạch cụ thể để mở quán cơm tấm. Để mở quán thành công bạn cũng đừng quên tuân thủ theo kế hoạch đã lên. Có như vậy thì mới chinh phục được trái tim của thực khách và có được thành công.