Tham khảo về khẩu phần ăn cho học sinh tiểu học

Mỗi độ tuổi cần chế độ dinh dưỡng phù hợp đảm bảo cho sự phát triển toàn diện. Do vậy, nhiều người tìm hiểu khẩu phần ăn cho học sinh tiểu học để đảm bảo đủ dưỡng chất, năng lượng cho các hoạt động và hỗ trợ chiều cao, cân nặng. Bài viết của Khang Võ dưới đây sẽ cung cấp chi tiết thông tin.

Tìm hiểu về nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ độ tuổi tiểu học

Đối với các bậc phụ huynh vấn đề chăm sóc sức khỏe cho trẻ đảm bảo đủ thể lực cực kỳ quan trọng. Vì thế, phải hiểu được nhu cầu dinh dưỡng cho con như thế nào là hợp lý để chuẩn bị.

Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng, dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện ở trẻ. Do vậy phải đảm bảo vừa, không quá nhiều hoặc ít để tránh xảy ra các vấn đề không tốt như thiếu dinh dưỡng hay thừa cân béo phì.

khau-phan-an-cho-hoc-sinh-tieu-hoc

Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ độ tuổi tiểu học

Lượng dinh dưỡng cần cho khẩu phần ăn của học sinh

Nghiên cứu về khẩu phần ăn cho học sinh tiểu học cần phải biết được bao nhiêu dinh dưỡng cần nạp vào. Từ đó cân đối được các loại thực phẩm có trong các nhóm thiết yếu, cân đối bao nhiêu tỷ lệ là phù hợp cho sự phát triển cả về thể chất, trí não. Theo Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia cung cấp dinh dưỡng cần thiết như sau:

  • Trẻ từ 6 tuổi: Năng lượng cần khoảng 1600 calo/ngày, chất đạm cần đủ 36g trong bữa ăn.
  • Trẻ từ 7-9 tuổi: Năng lượng cần khoảng 1800 calo/ngày, bữa ăn cung cấp khoảng 40g đạm.
  • Trẻ từ 10-12 tuổi: Cần cung cấp vào cơ thể khoảng 2100 – 2200 calo/ngày, chất đạt khoảng 50g.
Xem thêm:  Tìm hiểu về khẩu phần ăn của quân đội Việt Nam

Bên cạnh đó, theo Viện cũng đã chia sẻ trẻ tiểu học không nên hấp thụ lượng đường vào cơ thể quá 15g mỗi ngày. Tránh nguy cơ mắc các bệnh không tốt đối với sức khỏe. Lượng muối ít hơn 4g, tương đương khoảng ít hơn ¾ thìa mỗi ngày.

khau-phan-an-cho-hoc-sinh-tieu-hoc

Lượng dinh dưỡng cần cho khẩu phần ăn của học sinh

>> Xem thêm:

Tìm hiểu các cân đối trong khẩu phần ăn cho học sinh tiểu học

Cơ cấu trong các bữa ăn cho trẻ tiểu học cần chú trọng 4 nhóm chất bao gồm đường bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Tùy vào từng độ tuổi, các hoạt động, chiều cao, cân nặng và giới tính để điều chỉnh khẩu phần cho hợp lý.

Protein

Chất này cần cung cấp khoảng 13 – 20% so với nhu cầu năng lượng toàn bộ cơ thể. Tỷ lệ giữa protein động vật/protein tổng nên chiếm chừng trên 50% khi trẻ từ 6-9 tuổi, còn trên 35% khi trẻ từ 10-12 tuổi.

Nhóm chất này có trong rất nhiều thực phẩm để phụ huynh xây dựng cho khẩu phần ăn của bé ngon, bổ dưỡng. Bao gồm trứng, thịt, ức gà, hạnh nhân, phô mai, yến mạch, bông cải xanh,…

khau-phan-an-cho-hoc-sinh-tieu-hoc

Cần cung cấp đủ lượng protein

Chất béo (lipid)

Nhóm chất đóng vai trò dự trữ mô như năng lượng của cơ thể, dung môi hòa tan vitamin trong chất béo. Theo chuyên gia thì năng lượng chất này cần khoảng 20-30% so với năng lượng toàn bộ. Trong đó lipid nguồn động vật trên tổng số đạt 30 – 50%, còn axit báo không no dưới 11%.

Xem thêm:  Tổng hợp các thực phẩm tốt cho thận không nên bỏ qua

Lipid có trong nhiều thực phẩm như thịt gà, thịt bò, thịt lợn, kem, bơ, sữa, trứng, dầu oliu, hạt chia, quả bơ, hạt dẻ,… Với trẻ tiểu học nên thay đổi các món mặn, canh, hấp, chiên rán, làm sinh tố,…

Glucid (chất đường bột)

Chất này cần cân đối trong khẩu phần ăn cho học sinh tiểu học đầy đủ. Đóng vai trò trong việc cung cấp năng lượng thiết yếu cho các hoạt động, nuôi các cơ quan vận hành ổn định. Với học sinh tiểu học thì năng lượng của chất đường bột này cần chiếm 50-60% nhu cầu toàn cơ thể.

Glucid có nhiều trong gạo, bắp, các loại hạt, ngô, khoai, sắn,… Ba mẹ nên cân đối trong các bữa ăn phải cung cấp đủ các món từ cơm, canh, món hầm, làm bánh thay đổi.

Vitamin và chất khoáng

Chiếm lượng nhỏ khi cung cấp cho cơ thể nhưng cần thiết có mặt trong các khẩu phần ăn cho học sinh tiểu học. Đóng vai trò trong việc hỗ trợ phát triển trí não, canxi thúc đẩy hệ xương khớp, cho răng chắc, tăng sức đề kháng,…

  • Trẻ từ 6-7 tuổi: Canxi cần 650mg/ngày.
  • Trẻ từ 8-9 tuổi: Canxi cần 700mg/ngày.
  • Trẻ từ 10-12 tuổi: Canxi cần 1.000mg/ngày.

Khi đó lượng canxi/phospho nên đạt tỷ lệ 1 – 1,5 là vừa đủ. Ngoài ra các chất khác như kẽm, sắt giúp tạo máu, vitamin A, B, C tăng đề kháng, vi chất giúp cho khỏe, mắt sáng.

Xem thêm:  Điều kiện kinh doanh suất ăn công nghiệp chi tiết

Các loại vitamin, chất khoáng này có trong rau củ như bắp cải, súp lơ, rau muống, mồng tơi, cải kale, cà rốt, khoai tây,… Hoa quả các loại như chuối, táo, hồng, dưa lê, dưa hấu, ổi, cam, xoài,…

Năng lượng cho các bữa ăn cần chú ý

Với trẻ ăn ở trường bán trú thì không có bữa phụ, khi này cần đảm bảo 3 bữa chính. Bữa sáng và trưa đủ 35% tổng nhu cầu về năng lượng, bữa tối cung cấp 30% năng lượng.

Nếu thêm bữa phụ sẽ phân thành 4 bữa khác nhau. Năng lượng cung cấp cho bữa sáng chừng 25-30%, bữa trưa 35%, bữa phụ 10%, bữa tối 25-30%. Nước uống phải đun sôi, đảm bảo sạch sẽ. Không lạm dụng nước ngọt, nước đóng chai hoặc có ga sẽ không có lợi cho trẻ.

khau-phan-an-cho-hoc-sinh-tieu-hoc

Cân đối năng lượng trong các bữa vừa vặn

Trên đây Khang Võ chia sẻ về khẩu phần ăn cho học sinh tiểu học chi tiết. Ba mẹ hoặc các cơ sở đào tạo làm nhà bếp có thể tham khảo căn cứ lên thực đơn đầy đủ dưỡng chất cần thiết cung cấp năng lượng. Đảm bảo cho trẻ nhỏ phát triển về thể chất và trí tuệ thật tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *