Những thủ tục cơ bản khi xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những loại giấy phép quan trọng đối với việc kinh doanh ăn uống. Đây được xem là giấy tờ bắt buộc đối với hầu hết các cơ sở sản xuất hoạt động trong lĩnh vực cung cấp thực phẩm. Dưới đây là toàn bộ thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm mà bạn nên tham khảo khi có nhu cầu mở nhà hàng, khách sạn.

Giấy chứng nhận VSATTP là gì?

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc phải có khi các chủ nhà hàng kinh doanh thực phẩm. Giấy phép này sẽ phải được xin cấp khi cơ sở chuẩn bị đi vào hoạt động hoặc đang hoạt động rồi phải bổ sung gấp. Điều kiện cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm sẽ gồm nhiều yếu tố khác nhau như:

  • Tất cả cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động
  • Khi cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì phải đủ điều kiện mới được cấp giấy chứng nhận.
  • Người trực tiếp tham gia sản xuất cần phải có đủ sức khỏe. Việc đảm đủ sức khỏe, không có bệnh truyền nhiễm thì mới đảm bảo hoạt động của cơ sở đó. Những người trực tiếp tham gia kinh doanh cần phải tham gia tập huấn các kiến thức về ATVSTP.
Giấy phép VSATTP là điều kiện bắt buộc khi kinh doanh ăn uống
Giấy phép VSATTP là điều kiện bắt buộc khi kinh doanh ăn uống

Hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cần phải có hồ sơ cụ thể bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh có công chứng
  • Bản kê sao về cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ bảo đảm điều kiện VSATTP, bao gồm:
  • Bản vẽ sơ đồ mặt bằng kinh doanh và các khu vực xung quanh.
  • Bản mô tả quy trình chế biến về sản phẩm kinh doanh
  • Bản cam kết đảm bảo giấy phép VSATTP đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất và kinh doanh;
  • Bản sao giấy chứng nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh có công chứng
  • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức VSATTP của cá nhân hoặc tổ chức
  • Giấy chứng cho quá trình nhận tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Đối với cơ sở đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng VSATTP theo HACCP, trong hồ sơ có bản sao công chứng giấy chứng nhận HACCP
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để  xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để  xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm bị xử phạt như thế nào?

Trong trường hợp nếu cơ sở sản xuất/kinh doanh không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ buộc ngừng kinh doanh. Bên cạnh đó cơ sở đó sẽ bị phạt hành chính vì hành vi vi phạm an toàn thực phẩm. Mức phạt là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức.

Xử phạt hành chính khi không xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Xử phạt hành chính khi không xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Ngoài ra, nếu không xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm còn có nhiều hình phạt bổ sung như: cơ sở kinh doanh phải tái xuất hoặc tiêu hủy toàn bộ thực phẩm liên quan. Nếu hành vi mang tính chất nguy hiểm gây ngộ độc cho nhiều người thì có thể bị xử lý hình sự phạt tù đến 20 năm. Mức phạt này được quy định theo Điều 317 Bộ Luật hình sự sửa đổi mới nhất 2017.

Quy trình xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cần phải được thực hiện theo một quy trình được quy định rõ ràng như sau:

  • Các chủ kinh doanh sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép ATTP. Thời gian xử lý hồ sơ sẽ bắt đầu kể từ 15 ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
  • Sau khi xét duyệt đầy đủ hồ sơ của chủ kinh doanh thực phẩm thì cơ sở đó sẽ được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm khoảng 15 ngày
Thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm khoảng 15 ngày

Lưu ý khi  xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Đối với cơ sở sắp đi vào hoạt động

Đăng ký xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là việc đầu tiên cần làm. Khi cơ sở đã đi vào hoạt động nhưng xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm thì sẽ bị phạt từ hành chính hoặc phạt tù nếu tính chất nguy hiểm và ảnh hưởng đến nhiều người.

  • Đối với cơ sở đã có giấy phép an toàn thực phẩm

Trước 6 tháng giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hết hạn thì cá nhân, tổ chức cần phải nộp hồ sơ để xin cấp lại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

Như vậy trên đây là những thủ tục liên quan đến việc xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cá nhân hay các tổ chức kinh doanh về thực phẩm, ăn uống… Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì Giấy chứng nhận này vô cùng quan trọng. Do đó, các bạn hãy cẩn thận trong việc tìm kiếm nhà hàng, khách sạn kinh doanh ăn uống để thưởng thức. Hãy chia sẻ bài viết này của Suất ăn Khang Võ để nhiều người biết đến nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *