Nội dung nghị định 115 về an toàn thực phẩm đầy đủ nhất

Nghị định 115/2018/NĐ-CP về An toàn thực phẩm là một trong những thông tin mà các đơn vị sản xuất và chế biến thực phẩm cần quan tâm. Nếu vi phạm, bạn sẽ phải chịu hình thức xử phạt tương ứng theo quy định của Pháp luật. Hãy đọc bài viết sau của Khang Võ để hiểu rõ hơn.

Định nghĩa về an toàn thực phẩm là gì?

Hiểu đơn giản nhất, an toàn thực phẩm là những phương pháp và công việc liên quan đến việc giữ gìn cho thực phẩm luôn an toàn và được vệ sinh sạch sẽ. An toàn thực phẩm có tầm quan trọng trong đời sống xã hội, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người hay đến sự phát triển của giống nòi, tính mạng người sử dụng.

Ngoài ra, vấn đề này còn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của kinh tế, văn hóa và an ninh, an toàn xã hội. Bảo đảm an toàn thực phẩm góp phần nâng cao sức khỏe của người dân, tăng cường nguồn lực, từ đó thúc đẩy nền kinh tế – xã hội phát triển và mở rộng các quan hệ quốc tế.

nghị định 115 về an toàn thực phẩm
An toàn thực phẩm là việc giữ gìn cho thực phẩm luôn an toàn và được vệ sinh sạch sẽ

Tại sao cần phải đảm bảo an toàn thực phẩm?

An toàn thực phẩm là vấn đề đặc biệt rất được quan tâm, sau đây là một số lý do cần đảm bảo an toàn thực phẩm:

Đảm bảo sức khỏe tính mạng cho con người

Việc đề ra các tiêu chuẩn riêng về vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm mục đích cao nhất đó là để bảo đảm tính mạng con người. Không gì quý hơn mạng sống, trong khi thực phẩm chính là thứ ta dung nạp vào cơ thể mỗi ngày. Vì vậy, mà việc giữ an toàn thực phẩm giúp đề phòng, ngăn ngừa tình trạng ngộ độc thực phẩm, dị ứng cũng như có thể dễ dàng kiểm soát các rủi ro lớn khi ăn uống an toàn cho người tiêu dùng.

nghị định 115 về an toàn thực phẩm
Tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm mục đích cao nhất đó là bảo đảm tính mạng con người

Tiêu chuẩn để doanh nghiệp bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng

Cần phải đảm bảo tất cả những loại thực phẩm, phụ gia, bao bì và dây chuyền sản xuất liên quan đến sản thực phẩm cần được hoạt động đúng quy chuẩn về an toàn thực phẩm. Có như vậy thì mới có thể đảm bảo được thực phẩm đủ tiêu chuẩn đến tay người tiêu dùng.

Nội dung chính trong nghị định 115 về an toàn thực phẩm

Dưới đây là một số nội dung tóm lược chính cho nghị định 115 về an toàn thực phẩm mà bạn cần lưu ý:

Các hành vi vi phạm hành chính trong an toàn thực phẩm

  • Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với các sản phẩm thực phẩm.
  • Vi phạm các quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh và cung cấp thực phẩm.
  • Vi phạm các quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm với các thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu và những vi phạm quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh cũng như cung cấp thực phẩm.
  • Vi phạm các quy định về thông tin, quảng cáo, giáo dục và truyền thông về an toàn thực phẩm; phân tích nguy cơ để phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục các sự cố về an toàn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; truy xuất nguồn gốc, thu hồi, xử lý những thực phẩm không an toàn.
nghị định 115 về an toàn thực phẩm
Nghị định 115 quy định rõ các hành vi vi phạm hành chính trong an toàn thực phẩm

Hình thức xử phạt các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm

  • Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận của cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong thời gian từ 01 tháng đến 06 tháng, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 01 đến 24 tháng;
  • Đình chỉ hoạt động trong thời hạn từ 01 đến 12 tháng được thực hiện theo các quy định tại khoản 2 Điều 25 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
  • Tịch thu tang vật và các phương tiện vi phạm hành chính ở lĩnh vực an toàn thực phẩm.
nghị định 115 về an toàn thực phẩm
Hình thức xử phạt tương ứng với hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm

Mức phạt hành chính khi vi phạm về an toàn thực phẩm

Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đó là 100.000.000 đồng với cá nhân và 200.000.000 đồng với các tổ chức, trừ những trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 4, khoản 6 Điều 5, khoản 5 Điều 6, khoản 7 Điều 11, các khoản 1 và 9 Điều 22, khoản 6 Điều 26 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP.

nghị định 115 về an toàn thực phẩm
Theo nghị định 115 về ATTP mức phạt tối đa là 100.000.000 đồng với cá nhân và 200.000.000 đồng với tổ chức

Thực hiện việc xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm chính là hình thức pháp lý bắt buộc khi doanh nghiệp muốn sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Để tránh bị xử phạt hành chính, doanh nghiệp cần phải tuân thủ thủ tục hành chính và thực hiện theo các quy định của pháp luật.

Kết bài

Nghị định 115/2018/NĐ-CP về an toàn thực phẩm với các nội dung về quy định xử phạt hành chính đã được Khang Võ chia sẻ nhằm giúp các cá nhân, doanh nghiệp nắm rõ được quy định đối với ngành nghề kinh doanh liên quan tới thực phẩm. Để sở hữu những suất ăn công nghiệp dựa trên thực đơn mẫu đầy đủ các chất dinh dưỡng, đảm bảo an toàn thực phẩm với số lượng lớn thì hãy liên hệ qua số hotline 0933740079 của Khang Võ để được tư vấn bạn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *