Giải đáp câu hỏi: “Vì sao dân văn phòng hay bị đau dạ dày?”

Hiện nay, tình trạng đau dạ dày của những người làm việc văn phòng đang gia tăng. Căn bệnh này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Sau đây mời bạn cùng thực phẩm Khang Võ tìm hiểu là một số lý do vì sao dân văn phòng hay bị đau dạ dày. Từ đó chúng ta có các giải pháp giảm thiểu tối đa việc mắc căn bệnh này.

Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày là tình trạng dạ dày có tổn thương do viêm loét. Khi dạ dày bị tổn thương, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau, người bệnh sẽ gặp phải các vấn đề như đầy hơi, khó tiêu, cơ thể mệt mỏi, hay buồn nôn… Các biểu hiện này sẽ gây cho người bệnh cảm giác đau đớn và khó chịu, ảnh đến sức khỏe và đời sống hàng ngày.

Đau dạ dày có thể xảy ra ở các vị trí sau:

  • Đau thượng vị: Thượng vị là vị trí dưới xương ức và phía trên rốn. Người bị đau dạ dày sẽ có cảm giác đau nhức khi thì âm ỉ, khi thì vô cùng dữ dội. Cơn đau còn có khi bị lan sang phía sau vùng lưng và ngực.
  • Đau vùng bụng giữa: Đây là khu vực xung quanh rốn, chứa rất nhiều cơ quan nội tạng. Những cơn đau ở vị trí này thường âm ỉ hoặc quặn thắt, có xu hướng lan sang vùng bụng bên phải.
  • Đau vùng bụng phía bên trái: Người bệnh đau dạ dày sẽ xuất hiện triệu chứng đau mỗi khi đói, đi kèm theo là cảm giác nóng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
Vì sao dân văn phòng hay bị đau dạ dày
Đau dạ dày là gì?

Vì sao dân văn phòng hay bị đau dạ dày?

Không khó để biết vì sao dân văn phòng hay bị đau dạ dày. Vậy nguyên nhân do đâu?

Ăn uống không khoa học

Có thể nói đây là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh đau dạ dày ở những người làm việc văn phòng. Do đặc trưng công việc, họ thường có thói quen thức khuya dậy muộn, ăn sáng không đúng giờ, ăn tối muộn… Chính vì sinh hoạt thiếu khoa học đó dẫn tới việc Axit trong dịch vị dạ dày tiết ra, từ đó gây tổn thương vùng niêm mạc và người bệnh sẽ có dấu hiệu đau bụng vùng thượng vị.

Không đảm bảo vệ sinh tay trước khi ăn

Văn phòng làm việc công sở có nhiều loại vi khuẩn tiềm tàng trên bàn làm việc, bàn phím máy tính, sổ sách giấy tờ… Ngoài ra, dân văn phòng thường có thói quen ăn nhẹ vào các buổi giữa giờ như hoa quả, trà sữa… Không quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là nguyên nhân làm cho vi khuẩn dễ dàng tấn dân văn phòng về hệ tiêu hóa dẫn tới viêm dạ dày cấp, viêm hang vị, đau dạ dày…

Ăn trong lúc làm việc

Đây là một trong những nguyên nhân lý giải cho câu hỏi “Vì sao dân văn phòng hay bị đau dạ dày?”. Thói quen xấu của dân văn phòng là luôn có đồ ăn trên bàn làm việc và vừa ăn đọc báo, lướt web, làm việc… Vì thế, việc tiêu hóa thức ăn sẽ không được lưu thông, dịch vị trong dạ dày sẽ tiết ra rất nhiều axit dẫn tới tình trạng viêm và đau dạ dày.

Vì sao dân văn phòng hay bị đau dạ dày
Ăn trong lúc làm việc khiến việc tiêu hóa thức ăn khó khăn

Hay ăn đồ lạnh, cafe, trà đá

Khi ăn đồ lạnh, dạ dày sẽ bị kích thích bởi không khí lạnh dẫn tới việc đau co thắt bụng kèm triệu triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy. Cafe, trà đá là loại đồ uống dân công sở sử dụng để tăng tập trung làm việc và giảm buồn ngủ nhưng hai loại đồ uống này cũng có rất nhiều chất làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, khiến cho niêm mạc dạ dày co thắt và đau dạ dày.

Ngồi làm việc một chỗ quá lâu và ít vận động

Vì ngồi làm việc liên tục nhiều giờ mà không đứng dậy nên cơ thể thiếu vận động, sẽ khiến nhu động dạ dày giảm, dịch tiêu hóa bài tiết cũng giảm dẫn tới đau dạ dày. Đau dạ dày gây ra hiện tượng đầy hơi, ợ hơi, đau tức, nóng rát ảnh hưởng đến công việc cũng như cuộc sống. của mỗi người.

Vì sao dân văn phòng hay bị đau dạ dày
Ngồi làm việc quá lâu khiến nhu động dạ dày giảm dẫn đến đau dạ dày

Tác hại của đau dạ dày kéo dài

Không nên chủ quan khi bị đau dạ dày vì sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đối cho sức khỏe. Cụ thể như sau:

Xuất huyết dạ dày

Khi bị đau dạ dày xuất huyết, việc cầm máu sẽ rất khó khăn. Nếu dạ dày chảy nhiều máu, bệnh nhân có thể bị mất máu cấp tính. Tình trạng này rất nguy hiểm và có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.

Thủng dạ dày

Thủng dạ dày cũng là một biến chứng vô cùng nguy hiểm. Lớp viêm loét ở dạ dày khiến cho niêm mạc dạ dày dần trở nên mỏng đi. Nếu không xử lý kịp thời, các vết loét sẽ lan rộng và tạo thành vết thủng trên bề mặt của dạ dày.

Ung thư dạ dày

Khi dạ dày xuất hiện nhiều vết loét mà không được điều trị kịp thời thì nguy cơ bị ung thư dạ dày sẽ rất cao. Trên thực tế, các dấu hiệu ung thư dạ dày và đau dạ dày rất khó phân biệt rõ ràng như mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, sụt cân nhanh.

Vì sao dân văn phòng hay bị đau dạ dày
Đau dạ dày kéo dài có những biến chứng rất nguy hiểm

Biện pháp hạn chế bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày rất nguy hiểm, do đó chúng ta cần nỗ lực áp dụng các biện pháp để hạn chế căn bệnh này.

Điều chỉnh thói quen ăn uống

  • Bạn nên có thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học và điều độ.
  • Định lượng khẩu phần ăn của bạn cần đầy đủ, đa dạng chất dinh dưỡng cho cơ thể. Không nên ăn quá nhiều, ăn đúng giờ tạo điều kiện cho dạ dày hoạt động hiệu quả.
  • Cần đảm bảo vệ sinh, rửa tay sạch trước khi ăn, thực phẩm đảm bảo để hạn chế vi khuẩn xâm nhập.
  • Không được hoạt động trí óc hay thể lực mạnh khoảng thời gian 30 phút sau bữa ăn.
Vì sao dân văn phòng hay bị đau dạ dày
Ăn uống khoa học là một biện pháp hữu hiệu để hạn chế bệnh đau dạ dày

Hạn chế các loại thực phẩm cay, nhiều axit, chất kích thích.

Các thực phẩm có vị chua, cay, nóng hay chất kích thích làm cho lượng axit trong dạ dày tăng mạnh, kích thích dạ dày tiết dịch vị làm tổn thương dạ dày.

Tránh căng thẳng

Khi bạn căng thẳng dạ dày thường có các triệu chứng buồn nôn, khó tiêu. Để bệnh không chuyển biến nghiêm trọng, bạn cần dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, hạn chế lo lắng, căng thẳng.

Lời kết

Qua bài viết, hi vọng bạn đã hiểu rõ lý do vì sao dân văn phòng hay bị đau dạ dày. Như vậy, để đảm bảo sức khỏe cho dạ dày, yếu tố quan trọng nhất vẫn là việc ăn uống của bạn. Doanh nghiệp thực phẩm Khang Võ chuyên cung cấpcác suất ăn công nghiệp ngon dựa trên thực đơn mẫu đa dạng, đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh tuyệt đối. Hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline 0973022922 – 0909 929 974 khi bạn có nhu cầu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *