Những dấu hiệu ngộ độc thực phẩm và cách phòng tránh

Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi là ngộ độc thức ăn hay trúng thực xảy ra rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được những dấu hiệu nhận biết của tình trạng này. Trong bài viết dưới đây, Khang Võ sẽ chia sẻ đến bạn những dấu hiệu ngộ độc thực phẩm để mọi người có thể xử lý kịp thời tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.

Ngộ độc thực phẩm là gì?

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bạn ăn phải những thực phẩm có nhiễm virus hay vi khuẩn có chứa độc tố mạnh hoặc những loại thức ăn có chứa nấm mốc, ôi thiu hết hạn sử dụng. Có nhiều dấu hiệu ngộ độc thực phẩm để người bệnh biết được mình đã gặp phải tình trạng này.

Trường hợp bị ngộ độc thực phẩm nhẹ, người bệnh thường sẽ cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày mà không cần phải điều trị. Thế nhưng nếu gặp phải tình trạng nặng, biểu hiện của ngộ độc thực phẩm sẽ dữ dội hơn và cần phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi cơ thể nạp vào thức ăn có chứa độc tố
Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi cơ thể nạp vào thức ăn có chứa độc tố

Những dấu hiệu ngộ độc thực phẩm không nên bỏ qua

Tình trạng ngộ độc thực phẩm có nhiều biểu hiện khác nhau. Bạn cần biết cách nhận biết những dấu hiệu này để có thể xử lý kịp thời.

Xem thêm:  Sơ đồ quy trình chế biến suất ăn công nghiệp đạt chuẩn

Đau bụng

Dấu hiệu ngộ độc thức ănđầu tiên đó là đau bụng. Khi cơ thể bạn bị các sinh vật gây hại có thể tạo ra những loại độc tố gây nên kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột gây nên triệu chứng đau bụng. Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này đó là do dự co thắt cơ dạ dày tự nhiên của ống tiêu hoá để loại bỏ những sinh vật gây hại càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, biểu hiện này lại là triệu chứng của nhiều bệnh lý nên vẫn chưa đủ để kết luận rằng bạn bị ngộ độc thực phẩm.

Đau bụng là dấu hiệu đầu tiên khi bị ngộ độc thực phẩm 
Đau bụng là dấu hiệu đầu tiên khi bị ngộ độc thực phẩm

Tiêu chảy

Tiêu chảy là một triệu chứng phổ biến khi bị ngộ độc thực phẩm. Đây là tình trạng đi phân lỏng trên 3 lần trong thời gian 1 ngày. Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm này rất điển hình nguyên nhân di tình trạng viêm khiến cho ruột làm việc kém hiệu quả trong quá trình tái hấp thu nước và các chất lỏng khác tiết ra trong quá trình tiêu hoá thức ăn.

Đau đầu

Ngoài 2 dấu hiệu ngộ độc ở trên thì đau đầu, chóng mặt cũng là dấu hiệu thường gặp. Tuy nhiên triệu chứng này lại do nhiều nguyên nhân gây nên như căng thẳng, mất nước và mệt mỏi. Đặc biệt đây là biểu hiện của bệnh nhân khi bị mất nước khi bị tiêu chảy và sốt.

Buồn nôn và nôn

Buồn nôn và nôn là dấu hiệu ngộ độc thực phẩm thường gặp xuất hiện khu cơ bụng và cơ hoành bị co bóp mạnh, khiến bạn phải đưa những chất có trong dạ dày khỏi miệng. Biểu hiện này là một cơ chế bảo vệ xảy ra khi cơ thể bạn đang cố gắng loại bỏ khỏi những sinh vật hoặc các độc tố nguy hiểm mà cơ thể phát hiện có hại. Trên thực tế, khi bị ngộ độc thực phẩm sẽ dẫn đến những cơn nôn mửa kéo dài. Sau đó sẽ giảm dần mức độ.

Xem thêm:  HACCP là gì?
Nôn là biểu hiện ngộ độc thực phẩm thường gặp
Nôn là biểu hiện ngộ độc thực phẩm thường gặp

Ớn lạnh

Khi bị ngộ độc thực phẩm sẽ xuất hiện biểu hiện là ớn lạnh. Tình trạng cơ thể cảm thấy ớn lạnh có thể xảy ra khi cơ thể của bạn run lên để tăng nhiệt độ của cơ thể. Những cơn rùng mình là kết quả của việc cơ bắp hoạt động co bóp và thư giãn để tạo ra nhiệt.

Sốt là dấu hiệu ngộ độc thực phẩm

Sốt là một dấu hiệu ngộ độc thực phẩm khi nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn 38 độ C. Đây là một triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh nhân khi cơ chế phòng thủ tự nhiên của cơ thể tạo ra. Sự gia tăng nhiệt độ này làm tăng các hoạt động của các tế bào bạch cầu khi cơ thể của bạn chống lại tình trạng bị nhiễm trùng.

Đau cơ

Bạn còn có thể bị đau cơ khi nhiễm trùng khi bị ngộ độc thức ăn. Nguyên nhân của triệu chứng này đó là do hệ thống miễn dịch của cơ thể được kích hoạt gây nên tình trạng viêm nhiễm. Trong quá trình này, cơ thể giải phóng histamine, một chất chống lại nhiễm trùng.

Xem thêm: Luật an toàn thực phẩm khi chế biến suất ăn công nghiệp

Làm sao để phòng ngừa tình trạng ngộ độc thực phẩm?

Khi đã nắm được những dấu hiệu ngộ độc thực phẩm thường gặp bạn sẽ biết cách xử lý nhanh chóng và kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ. Ngoài ra, bạn nên lưu ý tránh việc tiếp thu những thực phẩm có nguy cơ gây nên ngộ độc thức ăn:

Xem thêm:  Tổng hợp cách bảo quản thức ăn khi không có tủ lạnh

Cùng với việc nhận biết các dấu hiệu ngộ độc thức ăn, bạn cũng nên lưu ý tránh tiêu thụ thực phẩm có nguy cơ cao gây ngộ độc hơn thông thường, chẳng hạn như:

  • Động vật có vỏ chưa được chế biến và còn sống.
  • Thịt cá chưa được nấu chín.
  • Trái cây và rau quả chưa rửa chứa nhiều vi khuẩn có hại.
  • Trứng sống, các chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng.

Để ngăn ngừa tình trạng ngộ độc thức ăn, bạn hay vệ sinh cá nhân và làm sạch các loại thực phẩm thật kỹ càng. Đồng thời, bạn nên dọn dẹp nhà bếp sạch sẽ, rửa tay thường xuyên, vệ sinh các thiết bị chế biến thức ăn đúng cách.

Nên ăn chín uống sôi để phòng tránh ngộ độc thực phẩm
Nên ăn chín uống sôi để phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Trên đây là những thông tin chia sẻ về những dấu hiệu ngộ độc thực phẩm thường gặp. Bạn nên chú ý chọn lựa thực phẩm tươi sạch và chú ý cách chế biến an toàn vệ sinh để phòng tránh ngộ độc thực phẩm. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu đặt suất ăn công nghiệp giá tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đến ngay với Khang Võ để được tư vấn.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn chi tiết cách tính cost suất ăn công nghiệp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *